Tư vấn sử dụng lợp mái tôn loại nào tốt

Nên đổ mái bằng hay lợp tôn cho nhà ở dân dụng?

Trong quá trình thi công xây dựng, mái nhà thường nằm ở công đoạn cuối. Thi công xong phần mái là gia chủ có thể yên tâm tới 90%. Điều đó cũng như đóng một dấu ấn quan trọng cho một quá trình. Mái lợp không chỉ mang lại vẻ đẹp cho ngôi nhà mà còn là lớp bảo vệ, chống dột, chống nóng hiệu quả. Chọn lựa vật liệu lợp mái phù hợp, có độ bền cao là phương thức tốt nhất để ngôi nhà bạn bền vững. Để chống chọi lại tác động môi trường như nắng, mưa, gió bão, mái nhà phải có độ bền vững và khả năng thích nghi cao. Trong quá trình thiết kế, chúng tôi nhận được nhiều thắc mắc của khách hàng về việc nên đổ mái bằng hay lợp tôn. Đây có lẽ cũng là băn khoăn của nhiều chủ đầu tư khác. Vậy nên hôm nay Kiến trúc Angcovat xin đưa ra một vài kinh nghiệm lựa chọn và thi công vật liệu thi công mái nhà.

1. Nên đổ mái bằng hay lợp tôn? Ưu, nhược điểm của từng loại mái

Ngoài các cách khác giúp xoa dịu cái nóng trong căn nhà thì việc sử dụng vật liệu thích hợp cũng đóng chức năng rất quan trọng, chúng không những đem đến hiệu quả chống nóng tốt mà giá thành còn cần phải phù hợp và góp phần làm tăng độ thẩm mỹ đối với ngôi nhà.
a. Mái bằng (sàn bê tông)
– Ưu điểm của mái bằng
Mái bằng là giải pháp cấu tạo mái phổ biến cho các công trình, đáp ứng đựơc các yêu cầu kiến trúc linh hoạt và đa dạng. Có thể cấu tạo bằng vật liệu gỗ, thép, nhưng chủ yếu bằng bêtông cốt thép toàn khối hoặc lắp ghép.
Lợp nhà mái bằng đang là xu hướng của phong cách kiến trúc hiện đại ngày nay giúp mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cao, giúp chống nắng, chống dột cho ngôi nhà. Mái nằm song song với phương mặt đất, có độ dốc nhỏ, kết cấu bền vững, khả năng chống cháy cao. Chúng ta có thể di chuyển, đặt để, thao tác các cấu kiện, vật dụng trên mái bằng. Về công năng, mái bằng, bạn có thể tận dụng sàn mái làm sân thượng phục vụ vui chơi hoặc sân phơi đồ. Để đáp ứng được yêu cầu này thì kết cấu mái bên trên phải phức tạp hơn.
– Nhược điểm của kiến trúc nhà mái bằng
Hạn chế của lợp nhà mái bằng là do lóp bê tông, lớp gạch lót bên trên, lớp hồ dầu quét chống thấm nên không đủ tỏa nhiệt và cách nhiệt. Ngoài ra, mái bằng không bị dột nhưng sẽ bị thấm nước và tạo thành những vệt nước ố màu dưới trần nhà. Ngoài ra các vật liệu trong thi công mái bằng tương đối nặng, dẫn đến trọng tải mái nặng nề, có thể ảnh hưởng đến móng nhà hoặc kết cấu. Với kết cấu vững chắc, mái bằng bê tông không có khả năng tháo lắp khi cần di chuyển hoặc khó khăn khi phá dỡ công trình. Nếu diện tích sàn mái lớn thì dễ bị co giãn khi thời tiết thay đổi nên hiện tượng thấm dột trong kết cấu thường xảy ra, khi sửa chữa, chống thấm khó khăn. Thời gian thi công mái bằng thường kéo dài, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
b. Mái lợp tôn
Mái tôn có thể được sản xuất từ nhiều loại vật liệu khác nhau và việc lựa chọn loại mái tôn nào là dựa trên các tiêu chí như: chi phí, tính thẩm mỹ và độ bền. Các tấm lợp tôn được sản xuất từ các vật liệu khác nhau sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.
– Ưu điểm
Mái lợp tôn có ưu điểm vượt trội về thẩm mỹ, các loại tấm lợp tôn có sự đa dạng về màu sắc, độ dày, kiểu dáng, có thể mô phỏng được hình dạng của mái ngói tấm hoặc ván lợp gỗ. Sử dụng mái tôn còn có tính thân thiện với môi trường, Sử dụng mái tôn có thể tái chế gần như 100%, hầu hết các tấm lợp tôn được làm từ một phần kim loại tái chế. Lợp mái tôn giúp tiết kiệm điện năng làm mát, do đó bảo tồn năng lượng hiệu quả hơn. Đồng thời hạn chế việc sử dụng nguyên liệu hóa thạch trong sản xuất điện năng, giảm lượng khi thải gây ô nhiễm môi trường.
Không như các loại mái lợp truyền thống khác. Mái tôn không hấp thụ độ ẩm nên có rất ít nguy cơ hình thành rêu và các loại nấm mốc độc hại có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gia đình bạn. Ngoài ra mái lợp tôn có trọng lượng nhẹ, giảm lực tác dụng đến các công trình phía dưới hoặc xung quanh, nhờ bề mặt nhẵn, mịn, nước mưa có thể trôi xuống khỏi mái nhà nhanh chóng nếu được lắp đặt với một độ dốc phù hợp. Mái tôn không bị bắt lửa và có khả năng chống cháy. Chúng sẽ giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn hạn chế các thiệt hại do các đám cháy và cũng có thể ngăn chặn lửa lây lan giữa các tòa nhà. Về độ bền, các tấm lợp có tuổi thọ đến 20 năm. Về thi công thì mái nhà lợp tôn có thời gian thi công nhanh chóng, dễ dàng thay đổi thiết kế và kết cấu của công trình.
– Nhược điểm của mái lợp tôn
Do mái tôn hấp thụ nhiệt nên nhiệt độ tầng trên cùng thường cao. Mái lợp tôn còn gây ồn khi trời mưa.  Cách khắc phục là dùng các vật liệu như tôn cách nhiệt, tôn lạnh, cách nhiệt PU, bông khoáng Rockwool, bông thủy tinh Glasswool. Mái lợp tôn còn có hạn chế là dễ bị móp khi các tác động mạnh. Nước mưa có thể rửa sạch trôi bụi bẩn, trả lại cho mái tôn vẻ đẹp thuần khiết nhưng lại có nhiều tạp chất, acid và cặn lắng sunfur làm hư hại bề mặt tôn.
Như vậy, dù đổ mái bằng hay lợp tôn đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy vào yêu cầu sử dụng và đặc điểm công trình của mình, bạn có thể có quyết định nên đổ mái bằng hay lợp tôn sao cho phù hợp nhất.

2. Nên đổ mái bằng hay lợp tôn? So sánh kết cấu, cách thi công

a. Kết cấu mái bằng
Mái bằng được cấu tạo từ các lớp: lớp kết cấu chịu lực, lớp tạo dốc, lớp chống thấm.
– Lớp kết cấu chịu lực có tác dụng chịu lực chính cho mái, được cấu tạo bằng bêtông cốt thép toàn khối hay bêtông cốt thép lắp ghép. Về hình thức giống như cấu tạo sàn nhà, nhưng có sự khác biệt về cấu tạo viền mái và cấu tạo chống thấm và thoát nước cho mái.
– Lớp tạo dốc có tác dụng tạo cho mái có độ dốc cần thiết, được đặt ở trên lớp kết cấu chịu lực, cấu tạo bằng bêtông xỉ, bêtông gạch vỡ, bêtông đá dăm. Ngoài ra nó còn tăng cường khả năng cách nhiệt cho mái và làm phẳng mặt trên lớp kết cấu chịu lực tạo điều kiện thi công tốt cho lớp chống thấm bên trên nó.
– Lớp chống thấm có tác dụng bảo vệ ngăn không cho nước mưa ngấm vào kết cấu mái, được đặt ở trên lớp tạo dốc đối với mái có lớp tạo dốc hoặc trên lớp kết cấu chịu lực đối với mái không có lớp
b. Kết cấu mái tôn
nen-lop-nha-bang-mai-ngoi-hay-mai-ton
Chi tiết kết cấu mái tôn bao gồm:
– Hệ thống khung: được tạo dựng từ những hộp sắt, ống sắt…đây chính là một chịu lực chủ yếu của công trình, với những công trình lớn cần phải có một hệ thống khung vững chắc để có thể chống chọi lạ được với sự khắc nghiệt của thời tiết như gió, bão…
– Hệ thống tôn lợp: tùy vào nhu cầu sử dụng mà chúng ta có thể lựa chọn những loại tấm lợp hợp lý cho công trình như chống nóng, chống cháy…
– Hệ thống ốc vít: Yêu cầu phải có độ bền cao, chống rỉ và có hệ thống roong cao su đạt đạt tiêu chuẩn để chống dột nước khi trời mưa. Để ốc vít có độ bền cao, nên lựa chọn ốc vít được làm bằng inox mạ crome, vừa có độ cứng cao và khả năng chịu ăn mòn tốt. Hệ thống roong cao su phải khít không để cho nước mưa thấm vào. Để hệ thống chống chịu được mưa bão khi tiến hành lợp tôn nên sử dụng thêm keo kết dính.
– Đặc biệt khi hoàn thiện bộ khung chúng ta phải sử dụng một lớp sơn chống rỉ để ngăn cản sự tác động cả thời tiết.
Từ kết cấu đó, bạn có thể lựa chọn nên đổ mái bằng hay lợp tôn để phù hợp với công trình của mình
c. Cách thi công mái bằng
Thi công đổ bê tông mái bằng là phương pháp đổ bê tông sàn đơn giản, nhưng thực hiện nó cũng không phải dễ dàng mà cần tuân theo quy trình nhất định từ khẩu chuẩn bị đến hoàn thiện.
– Bước 1: Kiểm tra cốp pha sàn mái
Cốp pha phải đảm bảo được ghép nối đúng kỹ thuật, vị trí được xác định chính xác, chắc chắn và kín để chống rỉ nước khi đổ bê tông.
– Bước 2: Chuẩn bị mọi thứ trước khi đổ bê tông
Trước khi bước vào đổ mái bằng, chủ nhà cần có bước chuẩn bị đầy đủ mọi thứ để quá trình thi công thuận lợi. Cụ thể là chuẩn bị nhân lực, máy móc thiết bị đảm bảo cho quy trình đổ bê tông, tính toán thời gian đổ bê tông, tính toán mặt bằng thi công đổ bê tông, đảm bảo về mặt an toàn khi đổ bê tông trên độ cao mái, dọn dẹp, làm sạch cốp pha, cốt thép.
– Bước 3: Tiến hành đổ bê tông sàn mái
Mái bằng toàn khối là hệ kết cấu được sử dụng rộng rãi vì có khả năng chống thấm cao, tạo độ cứng và không gian lớn cho công trình. Trong quá trình thi công, chú ý thành phần bê tông đổ sàn mái cần tăng thêm lượng cát và giảm đá dăm so với bê tông đổ sàn nhà thông thường để dễ đổ vào dầm và đầm hơn. Bê tông mái yêu cầu có độ chặt cao sau khi đầm, thông thường độ sụt từ 4 – 5 cm để có khả năng chịu khí hậu tốt hơn. Cấp phối bê tông mac 200 theo tỷ lệ: Xi măng 350kg, Cát: 0,5 m3, Đá dăm: 1×2:0.8 m3, Nước: 200 lít.
Sau khi đổ bê tông sàn mái, đầm và gạt mặt xong, chờ cho bê tông bay bớt hơi nước và khô se, tiến hành đầm lại một lần nữa. Khi dùng ngón tay ấn lên mặt bê tông, nếu thấy vết lõm ướt thì bê tông vẫn có thể đầm được. Nếu thấy dính không tạo thành vết lõm hoặc nổi nhiều nước thì còn sớm. Nếu bê tông lõm khô thì bê tông đó đã se lại là không đầm thêm được nữa. Khi trời nắng tốt, thời điểm đầm lại khoảng 2 giờ sau khi đầm lần đầu, trời mát hơn có thể đến 4 giờ. Trong trường hợp có nước nổi trên bề mặt, rắc một lớp bột xi măng đều và tất thưa mỏng lên bề mặt bê tông rồi dùng bàn xoa gỗ xoa kỹ cho thật phẳng. Nhưng chú ý lớp xi măng bột cần rắc thưa và mỏng , nếu lạm dụng dễ gây nứt mặt bê tông, phản tác dụng. Việc đầm lại có tác dụng tăng cường độ chặt của bê tông nên chống thấm tốt, đồng thời tăng cường độ bê tông ở tuổi 28 ngày lên 10 – 15%.
–  Bước 4: Chống thấm cho mái bằng
Đặc điểm của sàn mái chịu rất nhiều các tác động trực tiếp từ môi trường tự nhiên, nhiệt độ, nắng, gió,… nên sàn mái là vị trí rất dễ bị nứt do sốc nhiệt nắng, mưa,…và gây thấm cho ngôi nhà. Vì vậy, chống thấm cho sàn mái là một trong những bước hoàn thiện tối quan trọng.
d. Quy trình thi công mái lợp tôn
– Bước 1: Chuẩn bị
Trước khi tiến hành lợp mái tôn, bạn phải đo đạc kích thước để lên phương án mua vật liệu. Cụ thể bạn phải tính toán độ dốc, diện tích mái, chiều cao ngôi nhà. Trong công đoàn mua vật liệu cần chú ý đến số lượng, mẫu mã tấm lợp phù hợp với ngôi nhà. Ngoài tấm tôn lợp, bạn cũng cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết khác phục vụ quá trình lợp mái. Chọn vít bắn tôn loại tốt phải có long đen bằng nhựa tổng hợp hoặc những chất cách ly không bị ôxy hóa. Một việc nữa trong quá trình chuẩn bị là bạn nên dọn dẹp sạch bề mặt sà cồ.
– Bước 2:  Tiến hành lợp mái
  • Lắp đặt miếng viền bao xung quanh: Diềm mái và mái hắt là các dải tôn dài được dùng để bao quanh toàn bộ chu vi của mái nhà. Đinh để đóng phần viềm mái là loại 1 ¼ inch. Nên đặt chồng lên các cạnh của máng nước.
  • Cần di chuyển nhẹ nhàng trong lúc lắp tấm lợp có thể sử dụng giầy đế mềm và bước đi trên những chỗ có xà gồ bên dưới.
  • Tiếp đến là bắt vít công đoạn này cần dùng khoan điện có đầu gá, bắt đủ sốvít bắn tôn quy định 5-6 chiếc/m2.
  • Nếu gặp xà gồ dày hơn 5mm thì khoan mồi đường kính 5mm.
  • Khoan và bắn vít trên sống mái tôn.
  • Sóng tấm bên phải úp lên sóng tấm bên trái nửa sóng.
  • Lắp đặt tấm che khe nối.
  • Dùng đinh vít nối các máng nước và tấm ốp.
  • Dọn sạch mặt sắt và đinh ốc vít thừa trong thời gian lắp đặt để trách gỉ sét.
Những điều cần tránh trong quá trình thi công lợp mái tôn:
1. Quá trình thi công không nên sử dụng những thanh xà đã qua xử lý bằng các chất có chứa đồng, crôm. Trường hợp đặc biệt nên sử dụng giấy cách nhiệt để cách ly không cho tiếp xúc với các tấm lợp.
2. Tôn mạ không tương thích với đồng và chì.
3. Trách nước xi măng văng hoặc chảy trên mái tôn vì nó có thể ảnh hưởng đến độ bền của mái tôn.
– Bước 3: Kiểm tra, đánh giá
Công đoạn kiểm tra sau thi công rất quan trọng, sẽ giúp bạn đánh giá chất lượng mái, phát hiện kịp thời những sai sót để khắc phục ngay. Trong bước kiểm tra, bạn phải đảm bảo các tấm tôn đã phủ lên toàn bộ mái nhà, các cạnh mái tôn được làm phẳng và các đinh vít đã được gắn chặt.
Như vậy, quá trình đổ mái bằng và lợp mái tôn đều đòi hỏi những yêu cầu kỹ thuật riêng. Tuy nhiên về trực quan thì quy trình đổ mái bằng được tiến hành đơn giản và nhanh chóng hơn so với quy trình lợp mái tôn bằng tấm lợp. Tuy nhiên việc đổ mái bê tông bằng cần phụ thuộc vào thời tiết, nên chọn những ngày nắng đẹp, tránh ngày mưa để đảm bảo bê tông được khô ráo. Nên đổ mái bằng hay lợp tôn còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.

3. Nên đổ mái bằng hay lợp tôn? Chi phí thi công từng loại mái

a. Chi phí đổ mái bằng
Muốn tính chi phí đổ mái bê tông cần xác định được diện tích mái
Về phương diện kiến trúc thường có yêu cầu độ dốc phù hợp với nội dung và hình thức kiến trúc. Về phương diện kinh tế mái có độ dốc càng nhỏ thì càng giảm được diện tích của mái lợp. Về phương diện thích ứng với khí hậu, nắng, gió, mưa thì mái có độ dốc đảm thoát nước nhanh, chống dột, chống thấm tốt.
Dù là mái dốc bê tông cốt thép hay mái dốc vì kèo thì độ dốc của mái nhà được xác định bằng tỷ lệ của chiều cao mái so với chiều rộng của mái, tính bằng %. Độ dốc mái nhà ký hiệu là i, i = tga = h/l (%), trong đó h là chiều cao mái nhà, l là chiều rộng mái nhà
b. Chi phí làm mái tôn
 Chi phí mái nhà lợp tôn phụ thuộc vào hệ khung thép, loại tôn, độ dày.
Như vậy chi phí cho 1m2 mái đổ bê tông sẽ cao hơn so với lợp tôn. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc kỹ, mặc dù đổ mái bằng chi phí cao hơn nhưng đảm bảo chắc chắn, thời gian sử dụng lâu dài, việc sơn sửa, làm đẹp dễ dàng, đỡ ồn hơn. Mái tôn có chi phí thấp, thi công lắp đặt đơn giản. Hiện tại đã có các loại tôn chống ồn, giảm nhiệt để bạn lựa chọn.
Vậy nên tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, sở thích, phong cách kiến trúc để bạn có thể lựa chọn nên đổ mái bằng hay lợp tôn. Dù thực hiện theo phương pháp nào bạn cũng cần chuẩn bị và tìm hiểu kỹ để có sự chủ động, tránh sai lầm không đáng có.

 

Các tìm kiếm liên quan đến nên đổ mái bằng hay lợp tôn
nên làm nhà mái thái hay mái bằng

sự chênh lệch về giá giữa nhà mái tôn và nhà mái bằng đổ bê tông

chi phí đổ mái bê tông

nên lợp mái nhà bằng gì

so sánh mái ngói và mái tôn

đổ bê tông mái chéo

có nên làm nhà mái bằng

nhà mái bằng lợp tôn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!