Tư vấn sử dụng lợp mái tôn loại nào tốt

Cách tính diện tích m2 lợp mái tôn, Độ dốc mái tôn và thiết kế chuẩn xác nhất

Cách tính diện tích mái tôn. Áp dụng được cho hầu hết như nhà cấp 4, nhà phố, biệt thự, tòa nhà, chung cư, nhà xưởng công ty, xí nghiệp, nhà trọ. Mời các bạn cùng xem bài viết sau của Minh Lượng nhé.

Mái tôn là gì? 

Mái tôn hay còn được gọi là tôn lợp, tấm lợp đây là loại vật liệu được sử dụng cho các công trình nhằm bảo vệ công trình khỏi các tác động của môi trường bên ngoài như mưa, gió.
Thông thường thì Mái Tôn sẽ được cung cấp trọn gói cho công trình dân dụng và công nghiệp.

Cách tính diện tích mái tôn đơn giản và chuẩn nhất

Mái tôn đã xuất hiện rất lâu, ngoài công dụng che mưa gió, nắng. Ngoài ra mái tôn lại được dùng trong việc trang trí, mang lại vẻ đẹp cho ngôi nhà.

Bởi vật liệu tôn này giá thành lại rẻ hơn như mái nhà ngói, đổ bê tông. Chính vì vậy người ta thường dùng chúng trong việc xây dựng và sửa chữa nhà.

Mời bạn xem thêm bài viết

Cách tính diện tích mái ngói

Công thức tính diện tích mái tôn theo m2

Dựa theo hình vẽ chúng ta sẽ có diện tích mặt sàn chuẩn là 82.0m2.

Và chiều dài ngôi nhà là 11.7m, chiều cao từ đỉnh mái tôn là 2.0m.

Như vậy chúng ta sẽ tính ra được chiều rộng của ngôi nhà là: 82.0 chia cho 11.7 = 7.0m

Còn đỉnh mái tôn bạn hạ một đường cao xuống chiều rộng sàn nhà của ngôi nhà là 3.5m.

Có 2 phần cạnh góc vuông chính là một nữa chiều rộng và chiều cao kèo thép của ngôi nhà.

Áp dụng công thức tính toán trong việc tính cạnh huyền của tam giác vuông ta sẽ được: b2= a2+c2= 5,5m.

Đây cũng chính là cách tính độ dài trong chiều dốc mái tôn.

Từ các dữ liệu trên bạn áp dụng theo cách tính diện tích mái tôn trên hình mô phỏng như sau.

(Chiều dốc mái tôn x 2) x chiều dài mặt sàn= (5.5 x 2) x 11.7= 128.7m2.

Cách tính diện tích mái tôn theo hình

Các loại mái nhà phổ biến hiện nay, Cách tính diện tích mái tôn

Hiện nay có tổng cộng 3 loại mái nhà xây dựng nhiều nhất, như mái bằng, mái dốc, mái vòm, mái chéo nhưng thông dụng nhất vẫn là mái dốc, mời các bạn xem sau đây.

Nhà mái bằng là gì?

Nhà mái bằng là kiểu nhà được xây dựng và thiết kế mái theo kiểu đổ bằng bê tông.

Kiểu mái nhà này thường được áp dụng trong những ngôi nhà mặt phố hiện đại, sang trọng và cao cấp, toát lên vẻ đẹp hiện đại và thời thượng cho căn nhà.

Nhà mái dốc là gì? 

Nhà mái dốc là mái có độ dốc, mái càng dốc thì độ dốc lớn, sẽ có độ dốc thoát nước càng nhanh, rất tốt cho sự chống thấm nhà. Độ dốc của mái phụ thuộc vào hệ khung kèo để làm mái.

Nhà mái vòm là gì? Cách tính diện tích mái tôn

Nhà mái vòm là nhà có mái vòm trắc địa là một phát minh tuyệt vời của nhà phát minh, kỹ sư và kiến trúc sư người Mỹ Richard Buckminster Fuller. Việc tạo ra các nhà mái vòm đã trở thành một nghề kỹ thuật xây dựng thực tế.

Thông số của ngôi nhà chuẩn bị làm mái tôn như sau:

  • Xà có chiều rộng 150 mm
  • Vì kèo có chiều dày là 50 mm
  • Mái nhà chính bị nhô ra 500 mm
  • Chiều rộng của mái nhà chính không tính tường 2 bên 6000 mm
  • Chiều cao của mái nhà tính từ đỉnh nhà đến tường bê tông 3000 mm
  • Chiều dài của mái nhà chính tính cả tường bao quanh là 6200 mm

Kích thước của mái nhà để lợp tôn như sau:

  • Chiều cao mái tính từ mặt đất lên đến đỉnh mái là 4950 mm
  • Chiều dài mặt sàn tính cả 2 bên tường là 6200 mm

Với những dữ liệu trên để tính toán ta ra được các thông số như sau:

  • Diện tích mái nhà chính 30.69 m2
  • Chiều dài vì kèo là 4950m
  • Số giàn 1 bên mái là 11(tổng cả mái là 22 giàn)
  • Tiền xà liệu là 0.41m3
  • Khối lượn của Ban cơ sở tiện gia 0.58m3
  • Số lượng vật liệu tôn để lợp mái là 36 tấm
  • Các vật liệu phụ, lót là 62m2

Trên đây là 2 trường hợp cơ bản nhất để rút ra được cách tính toán vật liệu, diện tích làm mái tôn. Nếu quý khách cảm thấy việc tính toán gặp nhiều khó khăn và không chính xác thì nên chọn đơn vị làm tôn chuyên nghiệp, uy tín để tín toán và có báo giá làm mái tôn chính xác nhất đến với quý khách hàng.

Cách tính độ dốc mái tôn và thiết kế thế nào để đảm bảo tiêu chuẩn

Việc lợp mái tôn hiện nay đã rất phổ biến do sản phẩm tôn lợp mái đang ngày càng được sử dụng rộng rãi với những đặc tính ưu việt. Giá cả phải chăng, độ bền như tôn truyền thống mà có nhiều màu sắc đa dạng, phong phú. Để tính được độ dốc mái nhà hợp lí cần đảm bảo những yếu tố gì? Cách tính độ dốc mái tôn sao cho đúng để không gây thấm dột cho ngôi nhà. Những thông tin sau đây chắc chắn sẽ rất cần thiết cho bạn.

Độ dốc mái tôn là gì?

Độ dốc của mái tôn là độ nghiêng của mái khi hoàn thiện so với mặt phẳng. Hay nói cách khác chính là tỉ số giữa chiều cao của mái với chiều dài của mái. Khi lắp mái cần một độ nghiêng nhất định để đảm bảo nước không bị đọng trên mái, gây hao mòn, thấm dột. Độ nghiêng của mái phải phù hợp với kết cấu công trình.

Mỗi loại đều có độ dốc khác nhau, mái càng có độ dốc lớn thì khả năng thoát nước càng nhanh. Tuy nhiên mái dốc lớn sẽ khá tiêu hao vật liệu lợp mái. Độ dốc mái phụ thuộc vào chất liệu làm ra chúng. Vối mái tôn độ dốc hợp lý nhất tối thiểu là 10%.

Tỷ lệ phần trăm độ dốc mái tôn có thể thay đổi tùy theo từng thiết kế công trình. Nhưng về cơ bản thì phải đạt tiêu chuẩn kĩ thuật sao cho việc thoát nước đạt hiệu quả cao nhất.


Độ dốc mái tôn thế nào là hợp lí

Tiêu chuẩn thiết kế độ dốc mái tôn cho từng kiểu công trình

Độ dốc mái tôn sẽ được xác định tùy thuộc vào từng kiểu kết cấu mái của công trình. Mỗi thiết kế lại có độ dốc khác nhau. Nhằm đảm bảo sự hợp lý, chắc chắn và cả về tính thẩm mỹ cho mái nhà. Sau đây là một số những tiêu chuẩn về độ dốc mái tôn đạt chuẩn nhất theo từng kiểu kết cấu xây dựng

Độ dốc mái tôn cho nhà cấp 4

Nhà cấp 4 thường được xây trên diện tích có chiều rộng lớn. Vì vậy cần xây dựng độ dốc mái lớn để cân xứng với ngôi nhà.

Thường thì sẽ có độ dốc tối đa là 20%. Tối thiểu 10%.

Trong quá trình thi công lắp đặt mái tôn, cần tính toán diện tích và tính độ dốc của trần nhà. Từ đó có thể xác định được độ dốc cho mái tôn một cách hợp lý nhất.


Nhà cấp 4 nên có độ dốc mái khoảng 10%

 

Độ dốc mái tôn nhà ống

Nhà ống được xây dựng trên diện tích đất có chiều rộng nhỏ, chiều dài lớn. Xây dựng mái tôn cho nhà ống thường chỉ lợp mái cho tầng trên cùng (tầng thượng). Vì vậy độ dốc mái tôn của nhà ống thường chỉ từ 10% – 15% tùy vào diện tích cần lợp. Không nên lợp mái tôn với độ dốc lớn cho nhà ống vì sẽ gây mất thẩm mĩ, mái tôn nhô cao lên đồng thời không giảm được tiếng ồn khi trời mưa.

Mẫu mái tôn đẹp

Mái tôn cho nhà ống

Đặc biệt, với kiểu kết cấu nhà ống hiện nay, thì việc thì công lợp mái tôn lạnh chống nóng được coi là ưu tiên hàng đầu. Do đó, tù thuộc vào dòng tôn bạn lựa chọn sử dụng. Kết hợp với thiết kế của công trình. Mà cần có những tính toán về độ dốc mái sao cho hợp lý và an toàn nhất

Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn nhà xưởng

Nhà xưởng thường là loại nhà có diện tích bề mặt lớn. nếu áp dụng lợp mái tôn cần chọn độ dốc tối thiểu 10%, tối đa 30%.

Lợp mái nhà xưởng cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn vật liệu vì nhà xưởng chứa nhiều dụng cụ, thiết bị quan trọng. Ốc vít lợp mái tôn nên là loại ốc vít làm từ thép không gỉ mạ crom. Trong quá trình lợp tôn nên sử dụng thêm keo kết dính.

Tuỳ theo điều kiện của vật liệu lợp như thế nào và yêu cầu của việc xây dựng ra sao. Mái nhà sản xuất được thiết kế thoát nước bên trong, bên ngoài và được nối với hệ thống thoát nước chung của xí nghiệp.

Thoát nước ở bên trong cần dùng hệ thống máng treo hay dùng ống dẫn nước xuống mương nước trong phân xưởng. Mương thoát nước phải được trang bị nắp đậy bằng bê tông và có thể tháo lắp thuận tiện.


Mái tôn nhà xưởng nên có độ dốc từ 10-30%

Cách tính độ dốc mái tôn

Tuỳ thuộc vào vật liệu lợp là loại gì mà cách tính độ dốc mái tôn được quy định :
– Mái lợp fibrô ximăng có độ dốc từ 30% đến 40%;
– Mái lợp tôn múi có độ dốc từ 15% đến 20%;
– Mái lợp ngói có độ dốc từ 50% đến 60%;
– Mái lợp tấm bê tông cốt thép có độ dốc từ 5% đến 8% (Đối với những thiết kế nhà có độ dốc của mái nhỏ hơn 8%, cần phải tạo khe nhiệt ở lớp bê tông cốt thép chống thấm. Khoảng cách giữa các khe nhiệt này nên lấy lớn hơn 24m theo dọc nhà)

 Công thức tính độ dốc mái tôn :

Bạn cần phân biệt độ dốc mái (%) và góc dốc (độ) trong cách tính độ dốc mái tôn. Nhiều người nhầm tưởng độ dốc 100% là góc 90 độ nhưng thực chất lại không phải như vậy. Độ dốc 100% có góc 45 độ khi chiều cao H = chiều dài L của mái dốc. Trong thực tế cuộc sống cũng như trong kỹ thuật, cách tính độ dốc đơn giản hơn góc dốc nên người ta thường sử dụng khái niệm độ dốc.

+ Độ dốc mái tôn là tỷ số giữa Chiều cao/Chiều dài mái tôn được tính bằng công thức:

i = H/L x 100%,

Trong đó :

i là độ dốc

H là chiều cao mái

L là chiều dài của mái.


Công thức tính độ dốc mái tôn

Ví dụ :

Ta có chiều cao H = 1m, chiều dài mái L = 10m ==> i = 1 / 10 x 100% = 10%. Vậy độ dốc mái là 10%

+ Cách tính độ dốc mái tôn bằng công thức tìm Góc dốc anpha :

anpha = arctang (H/L) / 3,14 x 180

Ví dụ :

Độ dốc mái là 10%. Ta có H = 1m, L = 10m

==> anpha = arctang (1 / 10) / 3,14 x 180 = 5,7 độ.

Vậy góc dốc mái tôn 5,7 độ


Cách tính góc dốc

Một số lưu ý trong cách tính độ dốc mái tôn

– Kiểm tra xem tôn lợp là loại nào, loại 5 sóng hay 10 sóng, sóng cao hay thấp. Để giảm được độ dốc mái tôn có thể sử dụng một số loại tôn có sóng to, dễ dàng thoát nước trong quá trình sử dụng.

– Với mái bên trong nhà xưởng có chiều cao < 2,4m cần phải gia cố lại phần mái sao cho chắc chắn. Để nước có thể thoát ra nhanh nhất. Ngược lại nếu mái có chiều cao > 2,4 m thì phải bố trí thêm ống thoát nước riêng.

– Tùy theo nhu cầu thiết kế và công nghệ. Mái nhiều nhịp sẽ được thiết kế bên trong hoặc bên ngoài. Nối với hệ thống thoát nước chung của tòa nhà. Nếu hệ thống thoát nước ở trong cần phải có máng treo hoặc ống dẫn nước đặt ở trong phân xưởng. Máng thoát nước này bắt buộc phải có nắp đậy làm từ nguyên liệu bê tông cốt thép và có thể tháo lắp dễ dàng.

– Nên lựa chọn loại mái tôn chất lượng, đúng thương hiệu. Đặc biệt nên tham khảo bảng báo giá tôn trước khi quyết định mua. Để đảm bảo nhận về được sản phẩm chính hãng và giá cả phù hợp nhất

Tôn lợp mái nhà tốt nhất hiện nay

Tôn lạnh 1 lớp. Tôn lạnh 1 lớp là dòng sản phẩm thuộc loại tôn lạnh hay còn được gọi với cái tên khác là tôn mạ nhôm kẽm.

Tôn mát 3 lớp

Ưu điểm:

Khả năng chống nóng, cách nhiệt tốt

Tuổi thọ cao, hình dạng, màu sắc phong phú, đa dạng

Tôn cán sóng. 

Ưu điểm:

Đa dạng về mẫu mã, kích thước

Có tính thẩm mỹ cao

Tôn Hoa Sen

Các sản phẩm của công ty tôn hoa sen như: tôn lạnh, tôn màu, tôn kẽm, tôn mạ kẽm phủ màu.

Có chất lượng cao, khả năng cách nhiệt, chống nóng tốt. Là thương hiệu tôn được rất nhiều khách hàng lựa chọn.

Tôn Đông Á 

Thời gian bảo hành phai màu lên đến 10 năm, tùy đặc tính và thông số kỹ thuật của từng loại tôn.

Công ty tôn đông Á cam kết bảo vệ ăn mòn thủng, thời gian bảo hành lên tới 20 năm.

Sản phẩm tôn đông A1 đã có mặt tại quốc gia Nhật Bản, Mỹ, Úc, ASEAN, Trung Đông, Châu Phi…

Tôn Phương Nam

Công ty Tôn Phương Nam là doanh nghiệp nằm trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam.

Liên tục nhiều năm liền, các sản phẩm của Tôn Phương Nam. SSSC Tôn Việt Nhật đã được người tiêu dùng cả nước tín nhiệm và bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.

Tôn Olympic

Độ bền cao. Màu sắc sáng bóng, chống phai màu theo năm tháng.

Tính năng cách nhiệt ổn định, Mẫu mã, màu sắc đa dạng thẩm mỹ cao.

Thời gian bảo hành chống ăn mòn lên tới 25 năm.

Có giá thành rẻ hơn so với rất nhiều loại vật liệu lợp mái nhà khác hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!